Phạm vi:
Sử dụng vữa tự chảy không co LB-Grout để rót vữa cho các bản đế máy và kết cấu thép.
Sử dụng vữa tự chảy không co LB-Grout để rót vữa cho các bản đế máy và kết cấu thép.
Hình 1. Rót vữa chân cột thép bằng vữa tự chảy không co LB-Grout
LB-Grout: Vữa tự chảy không co
II.CHUẨN BỊ BỀ MẶT
-Bề mặt bê tông phải đặc chắc và sạch.
-Các bề mặt gốc xi măng phải:
+Không bám dính dầu nhớt, bụi đất.
+Không bị nhiễm bẩn các hợp chất tháo dở khuôn hoặc hợp chất bảo dưỡng hoặc không bám dính vữa hoặc bê tông lỏng dễ bong tróc.
+Không bám dính bụi xi măng.
-Các bề mặt kim loại phải:
+Không bị nhiễm bẩn các hợp chất tháo dở khuôn hoặc hợp chất bảo dưỡng hoặc không bám dính vữa hoặc bê tông lỏng dễ bong tróc.
+Không bám dính bụi xi măng.
+Không bám dính dầu nhớt, bụi đất.
+Không có vảy.
+Không bị gỉ sét.
-Các bề mặt cũ có thể chuẩn bị bằng một trong những cách sau:
+Không có vảy.
+Không bị gỉ sét.
+Thổi cát.
+Vòi phun nước áp suất cao.
+Làm ráp bề mặt.
III.VÁN KHUÔN+Vòi phun nước áp suất cao.
+Làm ráp bề mặt.
-Ván khuôn cho vữa rót phải thích hợp cho việc thi công.
-Ván khuôn phải được dựng cao hơn mức hoàn thiện của vữa rót. Khoảng cách giữa bề mặt vữa và ván khuôn có thể là vài cm hoặc hơn ở phía vữa sẽ được rót, khoảng cách này cần được tăng thêm tỉ lệ với khoảng cách mà vữa lỏng phải chảy tới (nhằm bảo đảm đủ áp suất thủy lực). Có thể cần dùng đến phễu và máng. Trong quá trình rót vữa cần bảo đảm không khí được vữa thế chỗ phải được thoát hết ra ngoài. Do đó, phải mở một lối thoát ở phía đối diện với đầu vào và ở các góc cạnh bất kỳ. Các lối thoát này cũng giúp ta kiểm soát tiến độ của công việc.
-Các khe trong ván khuôn và các kẽ hở tại các mối nối giữa ván khuôn và bề mặt hoặc với ván khuôn mới lắp đặt phải được trám kín để đề phòng rò rĩ.
-Để giúp cho việc tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng khi vữa đã ninh kết thì ván khuôn cần được xử lý với hợp chất tháo dở ván khuôn thích hợp.
IV.TRỘN VỮA TỰ CHẢY KHÔNG CO
-Rót lượng nước cần dùng (3.5 - 4 lít cho một bao 25 kg) vào một thùng sạch rồi từ từ cho LB-Grout trong khi vẫn trộn bằng máy trộn điện tốc độ thấp (tối đa 500 vòng/phút) để giảm đến mức thấp lượng không khí thâm nhập vào trong hỗn hợp.
-Sau khi trộn 2 đến 3 phút, khuấy nhẹ bằng bay vài giây để giải thoát hết những không khí còn sót lại. Sau đó rót LB-Grout vào ván khuôn đã được dựng sẳn ngay lập tức.
-Có thể trộn thêm đá vào hỗn hợp vữa khi dùng cho các lỗ công nghệ có kích thước lớn. Sử dụng đá có kích thước 5 – 10 mm được rửa sạch và làm bảo hoà nước, tỷ lệ trộn đá là 8 – 10 kg đá / bao 25 kg.
-Nên sử dụng sản phẩm đã trộn trong thời gian 30 – 60 phút.
V.RÓT HỖN HỢP VỮA TỰ CHẢY KHÔNG CO
-Phải được thi công liên tục để bảo đảm đủ áp suất để vữa chảy tự do.
-Nếu có thể được thì rót vữa vào cho bu lông neo trước, sau đó rót vữa lỏng vào đế.
-Để giúp cho việc thi công vữa trong điều kiện thi công khó khăn, có thể trợ giúp bằng một trong các cách sau:
+Đẩy vữa tại nơi rót vữa bằng thanh thép hoặc gỗ.
+Kéo dây xích ở phía đầu mút đối diện của ván khuôn.
+Dùng búa vỗ nhẹ lên các mặt của ván khuôn.
VI.BẢO DƯỠNG+Kéo dây xích ở phía đầu mút đối diện của ván khuôn.
+Dùng búa vỗ nhẹ lên các mặt của ván khuôn.
-Cần cẩn trọng với tất cả các loại vữa gốc xi măng để ngăn vệc mất độ ẩm sớm vì bốc hơi. Điều này cũng áp dụng với vữa polyme cải tiến.
-Bề mặt lộ thiên phải được xử lý bằng chất bảo dưỡng bê tông (chẳng hạn như LB-Curing) hoặc được phủ bằng các tấm nhựa hoặc bao bố ẩm ngay sau khi rót vữa. Lớp bao phủ này phải được để yên tại chổ trong khoảng ba ngày (tùy theo điều kiện khí hậu).